Danh mục sản phẩm

Những quy định về tem phụ hàng nhập khẩu mà bạn không biết

Tem phụ hàng nhập khẩu có thể là một khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về loại tem, nhãn phụ này thì có thể tham khảo bài viết sau đây của Mã Vạch Tín Việt.

Tem phụ hàng nhập khẩu là gì?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định, “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Như vậy có thể hiểu đơn giản, tem phụ hàng nhập khẩu (nhãn phụ) là loại tem nhãn thể hiện những nội dung (được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá) và bổ sung thêm những nội dung bắt buộc khác (mà tem nhãn gốc còn thiếu) bằng tiếng Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 
Những chiếc tem phụ thường sử dụng giấy in decal có độ bền cao và giúp các cơ quan chức năng (hải quan, công an) và người tiêu dùng kiểm soát, nhận biết được hàng chính hãng và nhập lậu.
Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, nhưng không ghi hoặc có tem nhãn không theo quy định, tem bị che lấp, rách, mờ, các thông tin trên tem không thể đọc được một phần hoặc toàn bộ, tem nhãn bị tẩy xoá, sửa thông tin, làm sai lệch so với thông tin gốc sẽ bị phạt hành chính.

Khi nào thì cần, không cần sử dụng tem phụ hàng nhập khẩu

Không phải tất cả mọi trường hợp đều cần sử dụng tem phụ mà chỉ áp dụng với: 
  • Hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và không thể hiện đủ các thông tin theo quy định
  • Hàng hóa không xuất đi được, bị trả về và ưu thông tại thị trường Việt Nam
Những loại hàng hoá không cần phải dán tem phụ là: 
  • Các loại linh kiện nhập khẩu, sử dụng để thay thế cho các linh kiện đã hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường
  • Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường
(Theo quy định của Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa)

Các quy định về tem phụ hàng nhập khẩu

Quy định về các thông tin trên tem phụ

  • Gọi là tem phụ, nhưng các thông tin trên đó phải đầy đủ và cũng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam, như: 
  • Nội dung của nhãn phụ: 
  • Phải được ghi bằng tiếng Việt (dựa trên thông tin từ nhãn gốc)
  • Thông tin trên tem là các thông tin mà nhãn gốc còn thiếu
  • Nội dung không được khiến người khác hiểu sai lệch về hàng hoá đó
  • Đối với hàng không xuất khẩu được, bị trả lại và đưa về lưu thông trên tại thị trường Việt Nam thì trên nhãn phụ phải có dòng “Được sản xuất tại Việt Nam” chữ in đậm
  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng (tính theo dương lịch)
  • Xuất xứ hàng hóa, số lô sản xuất
  • Thành phần, thành phần định lượng (tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia, tỷ lệ mỗi loại)
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Những ý về an toàn khi sử dụng (nếu có)

Quy định về quy cách dán và hiển thị thông tin trên tem phụ

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung trên nhãn
  • Phải được dán tại vị trí dễ nhìn, dễ đọc, không được che mất nội dung của tem gốc
  • Tên hàng hoá trên tem phụ phải:
  • Phải có và giống với tên trên nhãn gốc
  • Kích thước chữ phải là lớn nhất so với các dòng thông tin khác
  • Các sản phẩm thuốc, thành phần, định lượng, công thức… phải được ghi bằng tên quốc tế
Trên đây là một số thông tin và những quy định bắt buộc về việc sử dụng tem phụ hàng nhập khẩuMã Vạch Tín Việt muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ có ích!