Máy quét mã vạch cầm tay cùng những tiện ích của nó
Ngày nay, việc sử dụng những loại máy quét mã vạch cầm tay không còn lạ lẫm đối với nhiều người, đặc biệt là khi bạn đi đến các trung tâm mua sắm hay các siêu thị. Đã khi nào bạn tò mò về chiếc máy này và nguyên lý để hoạt động nó như nào? Tất cả những chiếc máy này liệu có nhiệm vụ như nhau hay không? Hãy cùng Mã Vạch Tín Việt giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về máy quét mã vạch cầm tay nhé.
Máy quét mã vạch cầm tay là loại máy gì
Trước tiên, bạn cần hiểu về mã vạch trước. Mã vạch giống như chứng minh thư hay hộ chiếu, thẻ căn cước của hàng hóa. Trên mã vạch sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm như giá thành,nguồn gốc xuất xứ, loại hình,… của sản phẩm.
Tuy vậy, mã vạch không thể được đọc bằng mắt thường vì đây là những ký hiệu được mã hóa, mà chúng ta phải dùng một thiết bị khác để đọc nó, chính là máy quét mã vạch.
Tóm lại, khái niệm máy quét mã vạch cầm tay có thể được hiểu khái quát là loại máy đọc các thông tin của sản phẩm được cải tiến có thể cầm tay linh hoạt. Nó đọc thông tin bằng cách phân tích mã vạch in trên các đó hay thông qua hệ thống quét chuyên dụng.
Một số ưu nhược điểm của máy quét mã vạch cầm tay
Ưu điểm:
Máy quét mã vạch cầm tay có cấu tạo nhỏ gọn dễ dàng di chuyển giúp bạn thuận lợi trong việc quét mã vạch của đối tượng dù cố định hay cồng kềnh.
Nhược điểm:
- Máy quét mã vạch cầm tay dòng 1D thường chỉ có 1 tia quét khiến người dùng phải mất nhiều thời gian điều chỉnh mã vạch đúng chiều thì máy mới nhận được. Tuy nhiên đã được khác phục ở dòng máy 2D
- Ở máy quét cầm tay không dây bạn có thể di chuyển xa hơn để quét mã vạch rất tiện nhưng lại dễ bị mất thông tin do người sử dụng sơ suất.
Xem thêm: Vai trò của tem nhãn phụ là gì? Khi nào cần sử dụng?
Phân loại máy quét mã vạch cầm tay
- Máy mã vạch 1D:
Mã vạch 1D là loại mã vạch có những sọc đen trắng, sắp xếp theo một quy luật cụ thể. Mã vạch này sẽ có chiều rộng khác nhau tùy vào sắp xếp của từng ký tự tương ứng cũng như cơ sở sản xuất.
Ở loại mã vạch này thì đầu đọc vạch sẽ được thiết kế bằng một đường laser màu xanh hoặc đỏ nằm ngang đặt vuông góc với mã vạch khi quét. Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy quét mã vạch 1D là chiếu chùm ánh sáng phát thẳng về phía mặt phẳng có chứa mã vạch sau đó chuyển những mã hoá thông tin thành các ký tự giải mã ASCII.
- Máy quét mã vạch 2D:
Mã vạch 2D sử dụng công nghệ quét ảnh ma trận. Có nghĩa là máy quét sẽ chụp ảnh mã vạch đó và kết hợp cùng với phần mềm có sẵn trong máy để giải mã các thông tin về sản phẩm.
Công nghệ quét ảnh ma trận được sử dụng nhờ tích hợp camera thông minh thiết lập có sẵn trên đầu quét. Vì thế, chỉ cần điều chỉnh máy quét đến vị trí mã vạch mà không cần đúng chiều quét là bạn đã có thể cập nhật thông số mã hoá hàng bằng ký tự ASCII mà không cần đúng chiều.
Máy quét mã vạch 2D hoạt đông khá giống với máy ảnh khi quét mã QR trên điện thoại di động mà chúng ta thường sử dụng.
- Ngoài ra chúng ta có thể phân loại thành kiểu truyền thống và hiện đại gồm : máy quét không dây và có dây.
Để sử dụng máy quét mã vạch cầm tay cần chuẩn bị gì?
Máy quét mã vạch không thể hoạt động độc lập một mình vì chức năng của nó chỉ là dùng để quét và đọc các thông tin trên sản phẩm. Vì vậy, để sử dụng được máy quét mã vạch cầm tay thì bạn cần chuẩn bị thêm những thiết bị sau:
-
Máy tính có thể kết nối mạng và kết hợp được với máy quét.
-
Phần mềm quản lý hay đọc mã vạch chính là phần phải có để máy có thể quét và đọc thông tin sản phẩm.
-
Máy in tem mã vạch chuẩn là bị cuối cùng nhưng cũng không thể thiếu.
Một số loại máy quét mã vạch cầm tay chuyên dùng
Máy quét mã vạch Datalogic QW2400
Máy quét mã vạch Honeywell 1911
Máy quét mã vạch Honeywell 1950G 2D
Xem thêm: In decal trong chữ trắng và những đặc điểm mà có thể bạn chưa biết
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc cần biết về máy quét mã vạch cầm tay. Nêu bạn có nhu cầu tìm mua và sử dụng máy quét mã vạch cầm tay hãy liên hệ ngay với Mã Vạch Tín Việt để được tư vấn chi tiết hơn nhé.