Danh mục sản phẩm

Ý nghĩa các biểu tượng trên biển, tem cảnh báo nguy hiểm

Các biển báo, tem cảnh báo nguy hiểm không còn xa lạ với chúng ta trong cuộc sống. Nhưng thực sự rất it người biết và hiểu hết ý nghĩa các biểu tượng trên biển, tem cảnh báo nguy hiểm. Đó là lý do mà Mã Vạch Tín Việt sẽ chia sẻ với các bạn bài viết ngay sau đây.

Biển cảnh báo, tem cảnh báo là gì?

Biển cảnh báo và tem cảnh báo là những loại biển, tem thông báo đặc biệt, có tác dụng chính là thông báo, nhắc nhở, hay mạnh hơn là cảnh báo chúng ta trong công việc, cuộc sống hàng ngày.
Trên biển hay tem cảnh báo nguy hiểm thường in các ký hiệu (có thể có hoặc không đi kèm chú thích bằng chữ) báo cho người xem biết về các nguy cơ có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại. 
Những tem, biển cảnh báo này có thể ở bất cứ đâu, từ nơi làm việc, văn phòng, các công xưởng, nhà máy, bên trong máy móc, thiết bị, đồ dùng gia đình hoặc thậm chí là trên đường đi và đặc biệt là trên một số chất liệu, nguyên vật liệu, dụng cụ chuyên dụng. 
Biển cảnh báo thường có kích thước to, lớn hơn tem, nhưng chúng đều được in, đặt ở những nơi dễ quan sát dễ thấy và có độ bền cao để không bị mờ, phai thông tin cảnh báo được in bên trên. 

Xem thêm: Tem cảnh báo là gì? Có bao nhiêu loại và đặc điểm thế nào?

Ý nghĩa các biểu tượng trên biển, tem cảnh báo nguy hiểm

Trong cuộc sống, có rất nhiều loại ký hiệu khác nhau được in trên các tem cảnh báo nguy hiểm, biển báo nguy hiểm. Và chúng thường được in lên các ký hiệu, hoặc có thể kèm chú thích bằng chữ. Mỗi ký hiệu sẽ tượng trưng cho một mối nguy hiểm, một điều mà nhà sản xuất, những người có thẩm quyền muốn cảnh báo.
Thông thường người ta sẽ chia các tem cảnh báo nguy hiểm và biển báo theo từng loại, nhóm, như: 

  • Nhóm cảnh báo nguy hiểm vật lý
  • Nhóm cảnh báo nguy hiểm sức khoẻ
  • Nhóm cảnh báo nguy hiểm hoá chất
  • Nhóm cảnh báo nguy hiểm trong sản xuất
  • Nhóm cảnh báo nguy hiểm trong tự nhiên (đá lở, sụt lún…)
  • Nhóm cảnh báo nguy hiểm vận chuyển

Nhưng thường thấy nhất là một số ký hiệu sau: 

(Tính theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới)

  • GHS01: Chất nổ (chất nổ, chất tự phản ứng…)
  • GHS02: Dễ cháy (khí ga, chất lỏng, rắn dễ cháy hoặc tự cháy, chất tự làm nóng…)
  • GHS03: Chất oxy hóa (khí, lỏng và rắn)
  • GHS04: Khí nén (khí nén, hoá lỏng, hoá lỏng lạnh, khí hoà tan…)
  • GHS05: Chất ăn mòn
  • GHS06: Độc (qua miệng, da, hô hấp)
  • GHS07: Nguy hại (qua miệng, da, hô hấp, mẫn cảm hô hấp)
  • GHS08: Nguy hiểm sức khỏe (gây ung thư, ảnh hưởng sinh sản, đột biến…)
  • GHS09: Nguy hiểm môi trường (nguy hiểm tức thời hoặc lâu dài cho môi trường thuỷ sinh)

Xem thêm: Những quy định về tem phụ hàng nhập khẩu mà bạn không biết

(Tính theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới; các ký hiệu có dấu sao sẽ được thay bằng mã tương ứng trong tình huống cụ thể)

Phân lớp 1: Các loại chất nổ

  • Phân lớp từ 1.1 đến 1.3: Các chất hoặc vật có nguy cơ bắn ra hoặc nổ hàng loạt, nổ nhỏ, nguy cơ gây cháy…)
  • Phân lớp 1.4: Các vật, chất được phân loại là chất nổ nhưng mối nguy hiểm không đáng kể
  • Phân lớp 1.5: Các vật, chất dễ xảy ra nguy cơ nổ hàng loạt
  • Phân lớp 1.6: Không có tuyên bố, hình cảnh báo nguy hiểm

Phân lớp 2: Khí ga

  • Phân lớp 2.1: Có thể bắt lửa hoặc có phạm vi dễ cháy với không khí 
  • Phân lớp 2.3: Khí rất độc hại, có tính ăn mòn với con người

Phân lớp 3 và 4: Các loại chất rắn và chất lỏng dễ cháy

  • Phân lớp 3: Chất lỏng hoặc rắn dễ cháy và có thể tự duy trì sự cháy
  • Phân lớp 4.1: Chất rắn dễ cháy hoặc các loại chất có khả năng tự phản ứng và các chất nổ rắn đã được loại bỏ nhạy cảm
  • Phân lớp 4.2: Các loại chất có khả năng tự bốc cháy 
  • Phân lớp 4.3: Các loại chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước 

Trong thực tế còn rất nhiều loại ký hiệu, biển báo hay tem cảnh báo nguy hiểm khác mà bài viết không đủ điều kiện nêu ra hết. Nhưng tin rằng qua những chia sẻ trên của Mã Vạch Tín Việt, bạn đã hiểu hơn phần nào về các ký hiệu này.